25 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024

Thiếu nữ mặc sai trang phục đi đá bóng, đẹp mấy cũng bị soi

Tin Đọc Nhiều

Thiếu nữ nổi nhất sân cỏ vì mặc trang phục ngắn đi đá bóng, không chỉ thế, cô gái còn chọn nội y không phù hợp, dễ gây bức bí trong quá trình vận động.

Được mệnh danh là “bộ môn thể thao vua” nhưng ngày nay, bóng đá cũng được nhiều chị em vô cùng yêu thích. Ngoài ra, bóng đá nữ còn được tổ chức thi đấu chuyên nghiệp hoặc bán chuyên ở một số quốc gia trên thế giới. Hiện tại đang có 176 đội tuyển quốc gia tham gia thi đấu bóng đá nữ quốc tế, dù đã phải trải qua nhiều khó khăn trong quá trình phát triển, đặc biệt là lệnh cấm của FA (Football Association) ở giai đoạn 1921 – 1971.

Cũng giống như bóng đá nam, bóng đá nữ cũng có một số quy định tương tự về đồng phục nhưng không phải ai cũng nắm rõ, đặc biệt là đối với những giải đấu không chuyên hoặc bán chuyên, dẫn đến nhiều tình huống dở khóc dở cười ngay trên sân cỏ, chỉ vì các cô gái ham khoe dáng quá đà trong những bộ quần áo không đúng chuẩn, điển hình như trường hợp của một thiếu nữ dưới đây.

Thiếu nữ mặc sai trang phục đi đá bóng, đẹp mấy cũng bị chê không hợp - 1

Thiếu nữ nổi nhất sân cỏ vì mặc trang phục ngắn đi đá bóng.

Thiếu nữ mặc sai trang phục đi đá bóng, đẹp mấy cũng bị chê không hợp - 3

Không chỉ mặc đồ ngắn, cô gái còn chọn nội y không phù hợp, dễ gây bức bí trong quá trình vận động.

Diện set đồ ngắn trên sân bóng đá, hot girl này bị chê cười vì gu mặc “lạc quẻ”. Không bàn đến vấn đề thẩm mỹ, nhiều ý kiến cho rằng, bộ trang phục của cô gái cũng không phù hợp với tiêu chí của “bộ môn thể thao vua”, dù là để luyện tập vì không có độ dài an toàn, dễ khiến người mặc bị hớ hênh trong quá trình di chuyển, vận động. 

Thiếu nữ mặc sai trang phục đi đá bóng, đẹp mấy cũng bị chê không hợp - 4

Nhiều ý kiến nhận xét, bộ đồ này không phù hợp với tiêu chí của “bộ môn thể thao vua”, dù chỉ là để luyện tập.

Thiếu nữ mặc sai trang phục đi đá bóng, đẹp mấy cũng bị chê không hợp - 5

Khi nhìn từ phía sau, chiếc quần co ngắn như nội y còn khiến người mặc bị hớ hênh.

Trước đó, câu lạc bộ bóng đá đầu tiên do nhà hoạt động xã hội Nettie Honeyball thành lập vào năm 1894, có tên là British Ladies’s Football Club, với bộ trang phục là áo sơ mi, quần dài, kết hợp với tất và boots. Nettie Honeyball chia sẻ: “Tôi thành lập đội bóng vào cuối năm 1894, với một quyết tâm không đổi là chứng minh cho cả thế giới thấy rằng: Phụ nữ không phải là những người chỉ để “trang trí” và vô dụng, dù có một số nơi, sự phân biệt giới tính vẫn tồn tại nhưng tôi vẫn mong phụ nữ có tiếng nói và có thể tự giải quyết những vấn đề liên quan đến họ nhiều nhất có thể”.

Thiếu nữ mặc sai trang phục đi đá bóng, đẹp mấy cũng bị chê không hợp - 6

Câu lạc bộ bóng đá đầu tiên do nhà hoạt động xã hội Nettie Honeyball thành lập vào năm 1894, có tên là British Ladies’s Football Club, với bộ trang phục là áo sơ mi, quần dài, kết hợp với tất và boots.

Đến năm 1969, lệnh cấm của FA được bãi bỏ, đồng thời UEFA cũng khuyến khích việc tổ chức các giải đấu bóng đá dành cho nữ giới nên được đặt kiểm soát ở mỗi quốc gia. Sau khi được công nhận, bóng đá nữ nhanh chóng phát triển, đặc biệt là những bộ trang phục thi đấu dành cho các cầu thủ nữ không có quá nhiều sự khác biệt so với các cầu thủ nam (bao gồm: quần đùi, áo số size rộng, giày thể thao và tất), đã phần nào thể hiện được tính bình đẳng trong bộ môn này. Cũng giống như trang phục thi đấu dành cho nam giới, thì cầu thủ nữ buộc phải tuân thủ 7 quy tắc do FIFA đặt ra: 

– Áo thi đấu phải là áo cộc tay hoặc dài tay, không được mặc áo ba lỗ – quy định này được áp dụng cho mọi trận đấu do FIFA đặt ra.

– Màu áo của bộ đồ thi đấu giữa 2 đội không được trùng nhau.

– Cởi áo trong thời gian thi đấu sẽ bị phạt.

– Không được đeo đồ trang sức như nhẫn, dây chuyền để tránh gây tổn thương trong quá trình thi đấu.

– Thủ môn phải mặc áo khác với trọng tài.

– Cầu thủ được phép dùng mũ hoặc mặt nạ bảo hộ.

– Găng tay của thủ môn không được tạo lợi thế khi bắt bóng.

Thiếu nữ mặc sai trang phục đi đá bóng, đẹp mấy cũng bị chê không hợp - 7

Đồng phục thể thao bóng đá nữ hiện đại không có nhiều sự khác biệt so với trang phục dành cho các cầu thủ nam.

Đối với một số giải đấu không thuộc FIFA, nhiều ban tổ chức vẫn đặt ra những quy định tương tự về trang phục nhằm thể hiện tính chuyên nghiệp của giải đấu. Song, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ. Ví dụ như các chị em mặc váy đá bóng tại giải bóng đá nữ xã Húc Động, thuộc lễ hội Soóng Cọ truyền thống của đồng bào dân tộc Sán Chỉ, tại huyện Bình Liêu, Quảng Ninh. 

Thiếu nữ mặc sai trang phục đi đá bóng, đẹp mấy cũng bị chê không hợp - 8

Các chị em mặc váy đá bóng tại giải bóng đá nữ xã Húc Động.

Điểm đặc biệt, dù không phải là một trận đấu chuyên nghiệp nhưng các chị em vẫn mang lại không khí rộn ràng với những tình huống đầy hài hước như vừa đá bóng, vừa giữ khăn quấn tóc, hay đang tranh bóng thì khựng lại để chỉnh trang phục, đã khiến cho trận đấu thêm phần thú vị. “Điều đáng khích lệ là tinh thần của các chị em. Họ đá bóng không được như nam giới, lại gặp nhiều khó khăn vì mặc váy, đội khăn truyền thống. Nhưng những trận đấu vẫn rất hấp dẫn vì tính vô tư của phụ nữ”, anh Sàn A Sàn – cầu thủ của thôn Lục Ngù tâm sự.

Thiếu nữ mặc sai trang phục đi đá bóng, đẹp mấy cũng bị chê không hợp - 9

Dù không phải là một trận đấu chuyên nghiệp nhưng các chị em vẫn mang lại không khí rộn ràng với những tình huống đầy hài hước.

- Advertisement -spot_img

More articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Quảng cáo -spot_img

Bài báo mới nhất